Căn cứ Luật Xây Dựng 2014, Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình là một trong những chứng chỉ bắt buộc phải có dành cho các tổ chức, cơ quan, công ty, doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động lĩnh vực xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã biết điều kiện cấp chứng chỉ hay thủ tục xin chứng chỉ này chưa.
Để tiết kiệm thời gian và công sức của bạn, Viện QLXD sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết và tư vấn cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng nhanh chóng nhất, đúng quy định của Pháp luật. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé.
Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng là gì?
Chứng Chỉ Năng Lực Của Tổ Chức Thi Công Xây Dựng Công Trình là bản đánh giá năng lực rút gọn do cục quản lý hoạt động xây dựng của Bộ Xây Dựng và Sở Xây Dựng tại các tỉnh/ thành phố cấp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xây dựng. Đây là điều kiện bắt buộc, quyền hạn năng lực của các cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động thi công xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại điều 57 Nghị Định 100/2018/NĐ-CP thì các tổ chức thi công tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo hạng mục phù hợp với gói thầu. Nếu các tổ chức không có chứng chỉ năng lực phù hợp với hoạt động xây dựng thì không được tham gia các hoạt động xây dựng như đấu thầu, nghiệm thu quyết toán công trình.
Vậy chứng chỉ năng lực thi công xây dựng căn cứ pháp lý nào? Cùng Viện QLXD tìm hiểu tiếp nhé.
Căn cứ pháp lý cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
- Căn cứ Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ bổ sung sửa đổi bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây Dựng.
- Căn cứ điều kiện năng lực tổ chức thi công xây dựng công trình theo nghị định 59/2015/NĐ-CP.
- Thông tư 17/2016/TT-BXD hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
- Thông tư số 08/2018/TT-BXD hướng dẫn nghị định 100/2018 việc cấp chứng chỉ năng lực cho các tổ chức.
- Thông tư 03/2016/TT-BXD về hướng dẫn phân cấp công trình xây dựng.
Cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ
- Bộ Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng cho tổ chức thi công xây dựng hạng I.
- Sở xây dựng các địa phương, các tỉnh/ thành phố cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng hạng 2 và 3.
Chứng chỉ năng lực thi công hạng I, II và III có giá trị 10 năm trên toàn quốc kể từ ngày được cấp chứng chỉ.
Các lĩnh vực áp dụng Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình
- Thi công xây dựng công trình dân dụng.
- Thi công xây dựng công trình công nghiệp.
- Thi công công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Thi công công trình giao thông (đường, hầm, cầu, cảng).
- Thi công lắp đặt thiết bị công trình (công trình điện, công trình viễn thông, công trình cơ điện, thiết bị công nghệ, điều hòa không khí thông gió…).
- Thi công công trình nông nghiệp phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều).
- Thi công lắp đặt đường dây, trạm biến áp từ 35KV đến 500KV.
*** Lưu ý: Các tổ chức có thể đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình cho một hoặc nhiều lĩnh vực tương ứng với các hạng công trình khác nhau.
Trong hoạt động xây dựng, Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá là loại chứng chỉ quan trọng. Vậy bạn có biết điều kiện, thủ tục để được cấp loại chứng chỉ này là gì không? Đừng quên tìm hiểu để có được thông tin bổ ích nhé!
Đối tượng cấp chứng chỉ
- Là các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công công trình xây dựng trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam.
- Các công ty, doanh nghiệp đang thi công công trình xây dựng (điện, điện dân dụng, điện công nghiệp, công trình giao thông, lắp đặt thiết bị công trình giao thông) có nhu cầu xin chứng chỉ năng lực thi công xây dựng.
Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng
Cấp chứng chỉ năng lực thi công hạng 1
- Những người phụ trách thi công phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực trong chứng chỉ.
- Có kinh nghiệm làm việc 3 năm đối với trình độ đại học và 5 năm đối với trình độ cao đẳng.
- Có ít nhất 3 (ba) người có đủ năng lực làm chỉ huy công trường hạng I cùng loại công trình.
- Có ít nhất 15 (mười lăm) người có chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
- Có ít nhất 30 (ba mươi) công nhân có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
- Có khả năng huy động máy móc, thiết bị thi công công trình tham gia đảm nhận và xin chứng chỉ.
- Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại công trình trong chứng chỉ.
Cấp chứng chỉ năng lực thi công hạng 2
- Những người phụ trách thi công phải có trình đồ cao đẳng, trung cấp nghề trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung chuyên ngành trong chứng chỉ.
- Có kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm.
- Có ít nhất 2 người có đủ năng lực làm chỉ huy công trường hạng II cùng loại với công trình trong chứng chỉ.
- Có ít nhất 10 người có chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
- Có ít nhất 20 công nhân có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
- Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại công trình trong chứng chỉ.
Cấp chứng chỉ năng lực thi công hạng 3
- Có ít nhất 1 người có đủ năng lực làm chỉ huy công trường hạng III cùng loại với công trình trong chứng chỉ.
- Có ít nhất 5 người có chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
- Có ít nhất 5 công nhân có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công trình trong chứng chỉ.
Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ năng lực thi công hạng 1, hạng 2, hạng 3
Khi có nhu cầu xin cấp Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng hạng 1,2,3, các tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng theo mẫu quy định tại nghị định 100/2018.
- Bản sao scan gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức.
- Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc của tổ chức thi công xây dựng trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký.
- Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng danh sách nhân viên, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề theo quy định, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt tham gia hoạt động xây dựng.
- Bản kê khai danh sách máy móc thiết bị, thi công.
Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức đó khi tham gia vào các hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này, vui lòng liên hệ liên hệ hotline 24/7: 0968.181.518 để được ưu tiên tư vấn miễn phí!