Đấu thầu hạn chế là gì? Trình tự làm thủ tục đấu thầu hạn chế

Hiểu nôm naBen va, đấu thầu là quá trình mà trong đó chủ đầu tư hoặc bên trung gian mời thầu đi tìm cho mình nhà thầu thích hợp theo quy định của pháp luật. Ngày nay, một trong những hình thức đấu thầu tương đối phổ biến là đấu thầu hạn chế. Vậy đấu thầu hạn chế là gì? Làm thế nào để đấu thầu hạn chế thành công? Với bài viết này, Viện quản lý xây dựng sẽ giúp bạn giải quyết những vướng mắc đó.

Nội dung bài viết

Đấu thầu hạn chế là gì? Phạm vi áp dụng

Như đã đề cập qua ở trên, với tình hình kinh tế hiện nay ở Việt Nam, đấu thầu hạn chế là một trong 3 hình thức đấu thầu phổ biến. Theo Điều 21 (Luật Đấu thầu), Đấu thầu hạn chế là một hình thức đấu thầu mà trong đó sẽ giới hạn số lượng nhà thầu tham gia theo số lượng nhất định. Tối thiểu là có 3 nhà thầu tham dự buổi đấu thầu hạn chế.

Phạm vi áp dụng đấu thầu hạn chế:

Hình thức đấu thầu hạn chế chỉ được phép áp dụng trong trường hợp gói thầu đưa ra có yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật hoặc có những đặc thù riêng mà chỉ một vài nhà thầu mới có thể và có đủ khả năng để đáp ứng được tiêu chuẩn này.

Công trình xây dựng là ví dụ về gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao với nhà thầu.
Công trình xây dựng là ví dụ về gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao với nhà thầu

Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá vắn tắt năng lực của Bộ Xây Dựng, Sở Xây Dựng đối với tổ chức/doanh nghiệp. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức/doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Trình tự làm thủ tục đấu thầu hạn chế

Chính vì phạm vi áp dụng của hình thức đấu thầu hạn chế có điều kiện giới hạn về mặt chuyên môn, kỹ thuật đối với nhà thầu. Vậy nên, khi muốn tổ chức đấu thầu hạn chế, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu có thể bỏ qua những bước cơ bản như sơ tuyển hay thông báo mời thầu,… và tiến thẳng vào bước lập danh sách ngắn trong trình tự các bước đấu thầu luôn.

Trong đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn là danh sách những nhà thầu được mời tới tham dự thầu. Quy trình đưa ra danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế như sau:

  • Lập và phê duyệt danh sách ngắn: danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế thì cần phải đưa ra ít nhất 3 nhà thầu có đủ năng lực, những kinh nghiệm cần có để đáp ứng yêu cầu của gói thầu và phải có nhu cầu tham dự gói thầu được đưa ra.
  • Công bố danh sách ngắn và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Đấu thầu.
  • Lưu ý rằng, các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn là những nhà thầu độc lập. Và tuyệt đối, họ không được phép liên kết với nhau để cùng tham dự thầu.
Luật đấu thầu quy định rất rõ về đấu thầu hạn chế.
Luật đấu thầu quy định rất rõ về đấu thầu hạn chế

Bên cạnh nội dung đấu thầu hạn chế, bạn cũng đừng quên tham khảo thêm bài viết: “Hồ sơ đấu thầu gồm những gì?” của chúng tôi. Chắc chắn rằng đây sẽ là bài viết hữu ích cho quá trình tham gia hoạt động đấu thầu của bạn!

Thời hạn nộp hồ sơ dự thầu với đấu thầu hạn chế

Vì pháp luật không quy định thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, nên điều này là do bên mời thầu ấn định. Cần có một khoảng thời gian cụ thể và phù hợp để các nhà thầu có khả năng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp đúng thời hạn đã đưa ra.

3 bước cần làm khi đã nhận được hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu hạn chế

Khi đã có trong tay hồ sơ của các nhà thầu đủ tiêu chuẩn tham dự thầu, bên mời thầu cần làm 3 việc theo trình tự như sau:

  • Bắt đầu mở thầu công khai với những hồ sơ đã nộp đúng hạn, đúng yêu cầu.
  • Tiến hành chấm thầu với những gói thầu đủ điều kiện.
  • Thông báo kết quả trúng thầu và xúc tiến việc ký kết hợp đồng.

Đó là những điểm mấu chốt cần lưu ý khi mở thầu và tham dự thầu đối với hình thức đấu thầu hạn chế. Vậy với hình thức này, những ưu điểm và nhược điểm mà ta có thể nhận thấy là gì?

Ảnh minh họa khi đấu thầu thành công.
Ảnh minh họa khi đấu thầu thành công

Tổ chuyên gia đấu thầu gồm mấy người” là thắc mắc của không ít người khi tham gia, tìm hiểu về hoạt động đấu thầu. Nếu cùng chung câu hỏi thì đừng quên tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi nhé!

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức đấu thầu hạn chế là gì?

Trong 3 hình thức đấu thầu, hình thức nào cũng có những mặt lợi và mặt hại riêng cho bên mời thầu và bên dự thầu. Vậy với đấu thầu hạn chế thì sao? Ưu điểm và nhược điểm của loại hình này như thế nào?

Ưu điểm

  • Khi lựa chọn hình thức đấu thầu này, bên mời thầu sẽ đem về nhiều lợi thế hơn cho mình. Họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều về mặt thời gian và các khoản chi phí.
  • Ngoài ra, các thủ tục đấu thầu sẽ được rút ngắn bớt đi, được phép bỏ qua một vài bước vì tính đặc thù của gói thầu.

Nhược điểm

Chắc chắn một điều rằng, song hành với ưu điểm bao giờ cũng phải có những mặt chưa hoàn hảo, chưa tốt. Nếu lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế này, bên mời thầu phải chấp nhận vài nhược điểm như sau:

  • Vì đặc trưng về gói thầu nên sự lựa chọn nhà thầu không hề dễ dàng chút nào. Thực tế đã có nhiều trường hợp, bên mời thầu không thể chọn được nhà thầu phù hợp cho gói thầu của mình.
  • Hình thức đấu thầu hạn chế không thể tạo ra được môi trường cạnh tranh gay cấn cho các nhà thầu. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động đấu thầu có thể sẽ giảm thấp và không được như ý.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin và lưu ý quan trọng về đấu thầu hạn chế là gì mà Viện quản lý xây dựng muốn cung cấp cho bạn đọc. Mong rằng, với bài viết này, các chủ đầu tư hay bên mời thầu sẽ hiểu rõ được đấu thầu hạn chế là gì và tìm thấy được những thông tin hữu ích. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về đấu thầu, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0968.181.518 để tư vấn hỗ trợ.

0968181518