Đấu thầu là một hoạt động thương mại mà cả bên mời thầu và các nhà thầu cùng có lợi. Vì thế, để mở được một phiên thầu không hoàn toàn đơn giản mà cần có những quy định về các điều kiện mở thầu riêng. Bài viết hôm nay sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất khi nào phải đấu thầu và một số thuật ngữ trong đấu thầu vô cùng quan trọng.
Khi nào phải đấu thầu?
Đấu thầu là gì? Là một quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp để tổ chức ký kết hợp đồng. sau đó thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, xây dựng, lắp đặt, mua bán. Như vậy có thể nói nôm na đấu thầu là việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của mình tốt nhất.
Trong đó, bên dự thầu là các thương nhân và mục tiêu chính của họ là lợi nhuận còn bên mời thầu với vai trò là chủ đầu tư, tìm kiếm và xác lập một hợp đồng mang tính chất thương mại như mua bán hàng, sử dụng dịch vụ đáp ứng được các tiêu chí mà họ muốn.
Muốn có câu trả lời cho câu hỏi khi nào phải đấu thầu thì trước tiên, bạn cần có chứng chỉ hành nghề đấu thầu cũng như điều kiện tổ chức đấu thầu là gì? Các ngành nghề tổ chức phiên thầu không phải thuộc một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Bảng thống kê 10 nhóm ngành nghề thuộc phân loại của Trung tâm đấu thầu qua mạng Quốc Gia
STT | Lĩnh vực mời thầu | Công việc liên quan đến lĩnh vực |
1 | Cung cấp giống, vật tư, thiết bị cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp | Cung cấp giống cây trồng, giống thủy sản, vật nuôi để chăn nuôi |
Cung cấp thức ăn trong chăn nuôi | ||
Cung cấp lồng, chuồng trại | ||
Thu hoạch gỗ, chế biến thực phẩm, sấy khô thực phẩm | ||
Thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch như máy cày, máy cưa, dụng cụ đánh bắt cá | ||
Thuốc bảo vệ thực vật | ||
2 | Cung cấp các loại hóa chất | Thuốc nhuộm |
Chất dung môi, chất xúc tác, phụ gia | ||
Nhiên liệu như xăng, dầu | ||
3 | Cung cấp dây chuyền, máy móc | Máy phục vụ cho sản xuất các ngành công nghiệp như dệt may, thực phẩm đóng hộp |
Dây chuyền sản xuất, đóng gói thực phẩm | ||
4 | Ngành điện | Dây điện, cáp điện, các thiết bị điện |
Thiết bị chống sét ở các công trình | ||
Động cơ, máy phát điện, các loại pin | ||
5 | Lắp đặt các hệ thống về điện | Nhà máy điện |
Trạm biến áp, hệ thống phát điện | ||
Nhà máy năng lượng | ||
Hệ thống chiếu sáng giao thông, công trình | ||
6 | Xây dựng nhà ở quy mô lớn | Nhà ở, nhà xưởng cho sản xuất công nghiệp |
Bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà hàng | ||
Nhà của sân bay, khu thể thao, nhà đa năng | ||
7 | Xây dựng đặc biệt | Công viên, tượng đài |
Sân vận động, khu thể thao ngoài trời | ||
8 | Cung cấp thiết bị, vật tư ngành y tế | |
9 | Xây dựng công trình giao thông | Xây dựng cầu, cảng, bến tàu |
Xây dựng đường đi cho người đi bộ | ||
Lắp đặt đường chắn, tín hiệu giao thông | ||
Xây đường băng máy bay | ||
10 | Dịch vụ truyền thông, sự kiện | Du lịch, nhà hàng, khách sạn, biểu diễn nghệ thuật |
Biên soạn tài liệu, dịch thuật |
Điều kiện thứ 2, giải đáp khi nào phải đấu thầu đó là có bộ máy chuyên môn quản lý các nghiệp vụ và thực hiện chức năng của một đại lý chuyên trách về đấu thầu.
Điều kiện thứ 3, trong quá trình thực hiện, các bên tham gia cần có sự trung thực, khách quan, công bằng. Có quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng.
Khi theo dõi nội dung về hoạt động đấu thầu, nhất định bạn phải tìm hiểu xem công trình bao nhiêu tiền thì phải đấu thầu. Bởi đây là những kiến thức nền tảng cơ bản cần nắm được khi tham gia vào công tác đấu thầu.
ITB là gì trong đấu thầu
ITB là gì trong đấu thầu? ITB là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong đấu thầu. ITB chính là cụm từ viết tắt của Instruction to Bidders nghĩa là chỉ dẫn cho nhà thầu. Đây là phần giới thiệu những thông tin liên quan đến dự án giúp cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu phù hợp.
Những thông tin trao đổi với nhà thầu còn có cách thức nộp hồ sơ dự thầu, mở hồ sơ dự thầu và cuối cùng là đánh giá hồ sơ dự thầu. Sau đó, nếu tất cả các quy trình trên được thông qua, sẽ tiến hành trao hợp đồng. Các khoản và quy định trong phần này không được phép sửa đổi.
Bên cạnh thông tin về hoạt động đấu thầu, “quản lý dự án là gì” cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hãy cùng xem những lý giải qua bài viết của chúng tôi nhé!
Một số thuật ngữ khác trong đấu thầu
Bảng thống kê 10 thuật ngữ phổ biến trong đấu thầu:
BER | Báo cáo đánh giá thầu |
PCA | Đánh giá năng lực đấu thầu |
NCB | Đấu thầu cạnh tranh trong nước |
ICB | Đấu thầu rộng rãi quốc tế |
RFP | Hồ sơ mời thầu tư vấn |
Bid security | Bảo lãnh dự thầu |
Recording of Bid Opening | Biên bản mở thầu |
Pricing | Cách chào giá |
Procurement Analyst | Chuyên gia phân tích đấu thầu |
Government Database on Bidder Information | Cơ sở dữ liệu thông tin nhà thầu |
Như vậy, qua bài viết cũng đã có câu trả lời khi nào phải đấu thầu và giải thích thuật ngữ ITB là gì trong đấu thầu. Những quy trình về đấu thầu bạn hoặc một số quy định khi tham gia đấu thầu sẽ được giải đáp ở các bài viết tiếp theo.