“Nhà thầu phụ có cần phải xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?” là câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp xây dựng quan tâm và gửi về cho Viện Quản Lý Xây Dựng. Thấu hiểu những băn khoăn, thắc mắc đó, Viện Quản Lý Xây Dựng xin hướng dẫn trả lời qua bài viết dưới đây.
Nhà thầu phụ là gì? Công việc thực hiện nhà thầu phụ
Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. Nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Như vậy có nghĩa là, nhà thầu phụ vẫn là một nhà thầu. Họ có thể là công ty hay cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm hoàn thành một khối lượng công việc đã ký kết với nhà thầu. Cũng có thể hiểu rằng, nhà thầu phụ được nhà thầu thuê để thực hiện một hoặc một số nội dung của hợp đồng.
Trách nhiệm chính của nhà thầu phụ là hoàn thành khối lượng công việc do nhà thầu giao phó theo đúng thời gian quy định. Họ chỉ phải chịu trách nhiệm với nhà thầu, không phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư. Một nhà thầu phụ có thể cùng đảm nhận các công việc cho các nhà thầu với các dự án khác nhau. Vậy Nhà thầu phụ có cần phải xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng không?
Chứng chỉ thiết kế hạng 1 là bản đánh giá năng lực của Sở Xây Dựng đối với cá nhân tốt nghiệp Đại học trở lên, kinh nghiệm công tác từ 7 năm trở lên. Là những người đã làm chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế,… của ít nhất 1 công trình cấp 1 trở lên hoặc ít nhất 02 cấp II trở lên.
Vậy, nhà thầu phụ có cần phải xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng?
Theo quy định mới nhất tại nghị định 100/2018/NĐ-CP tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (trong đó có nhà thầu chính và thầu phụ) bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng theo thứ hạng phù hợp với công trình tham gia thực hiện.
Chứng chỉ năng lực nhà thầu là tên gọi tắt của chứng chỉ năng lực xây dựng trong hoạt động đấu thầu. Chứng chỉ này cũng giống như một số loại chứng chỉ xây dựng khác, là bản đánh giá năng lực của của tổ chức tham gia hoạt động đấu thầu được cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng cấp (đối với chứng chỉ hạng 1) hoặc sở xây dựng cấp (đối với chứng chỉ hạng 2 và chứng chỉ hạng 3).
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bản đánh giá năng lực của tổ chức này sẽ là điều kiện và quyền hạn để cho các doanh nghiệp công ty và đơn vị được phép tham gia vào các hoạt động xây dựng trên phạm vi toàn quốc. Nếu như không có trong tay giấy chứng nhận năng lực đấu thầu, các doanh nghiệp sẽ không được tham gia vào các hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 1 điều 57 nghị định 100/2018.
Đối tượng cần có chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng
Hiện nay chứng chỉ năng lực xây dựng trong đấu thầu là một trong những yêu cầu bắt buộc mà các tổ chức và doanh nghiệp, nhà thầu phụ có cần phải xin cấp chứng chỉ năng lực thì mới được tham gia vào hoạt động đấu thầu. Cụ thể:
- Tổ chức tiến hành khảo sát công trình.
- Đơn vị lập quy hoạch.
- Công ty thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình .
- Đơn vị quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Đơn vị thi công công trình.
- Tổ chức giám sát thi công.
Bạn có biết Chứng chỉ năng lực nhà thầu nước ngoài yêu cầu những gì không? Đọc ngay bài viết để cập nhật những thông tin hữu ích nhất!
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi: “Nhà thầu phụ có cần phải xin cấp chứng chỉ năng lực không” là có. Điều này đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật, để được phép tham gia vào hoạt động xây dựng thì tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (gồm nhà thầu, nhà thầu phụ) đều phải có chứng chỉ này.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Viện Quản Lý Xây Dựng nhận hướng dẫn hồ sơ và tư vấn cấp chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng hạng 1,2,3 trên toàn quốc. Liên hệ Hotline 24/7: 0968.181.518 để được hỗ trợ, ưu tiên tư vấn miễn phí!