Dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng? Bạn đang có nhu cầu tham gia các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Bạn không biết hồ sơ, thủ tục xin cấp chứng chỉ sao cho đúng theo quy định của pháp luật. Hôm nay, Viện QLXD sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các thông tin liên quan đến chứng chỉ hoặc liên hệ tới Hotline 0968.181.518 để được tư vấn chi tiết nhé.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Xây dựng năm 2014 (Sửa đổi bổ sung năm 2020).
  • Nghị định số 15/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Chi phí đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định. 

Theo quy định tại điều 156 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung 2020) thì một tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng cần đáp ứng 2 điều kiện, cụ thể:

“Điều 156. Điều kiện của tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng

  1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  2. Cá nhân chủ trì việc lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng”

Xem thêm: Chứng chỉ năng lực xây dựng là chứng chỉ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng. Truy cập bài viết để tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ này nhé.

Như vậy, ngoài điều kiện chung là Doanh nghiệp được thành lập và doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, có đăng ký ngành nghề phù hợp với hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì doanh ghiệp cần đáp ứng điều kiện như sau:

dich vu cap chung chi nang luc quan ly chi phi dau tu xay

Điều kiện năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

Năng lực hạng I:

  • Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I.
  • Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  • Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.

Năng lực hạng II:

  • Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên.
  • Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  • Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên.

Năng lực hạng III:

  • Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên.
  • Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Lưu ý về phạm vi hoạt động:

  • Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án.
  • Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống.
  • Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Điều kiện về cá nhân chủ trì

Theo quy định tại khoản 2 điều 156 Luật Xây dựng 2014 (Sửa đổi bổ sung 2020). Cá nhân chủ trì việc lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng điều kiện là: Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.

Cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện do pháp luật quy định và đáp ứng điều kiện cụ thể tương ứng với các hạng sẽ được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng, cụ thể:

  • Hạng I: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp 1 hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên.
  • Hạng II: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên.
  • Hạng III: Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên.

Cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ

  • Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng hạng I.
  • Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Quyết định thành lập tổ chức (trong trường hợp có quyết định thành lập).
  • Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định (Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng của Cá nhân chủ trì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng).
  • Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực.
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II).
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II).

Để được tư vấn kỹ hơn về Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực quản lý xây dựng vui lòng liên hệ Viện QLXD theo Hotline 0968.181.518.

Quy trình dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Bước 1. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp đề nghị cấp chứng chỉ nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến.

Bước 2. Xem xét hồ sơ 

  • Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan có thẩm quyền nêu trên có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày (trong trường hợp hồ sơ đầu đủ và hợp lệ).
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ phải có thông báo một lần bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Bước 3. Trả kết quả 

  • Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đầy đủ và hợp hệ như trên nhận kết quả theo giấy hẹn.
  • Doanh nghiệp nộp lệ phí là 1.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27/10/2016 của Bộ Tài chính.

Viện QLXD đã chia sẻ đến bạn mọi thông tin về hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng rồi nhé. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ tới hotline 0968.181.518 để được tư vấn 24/7.

0968181518