Bạn đang thắc mắc “thi công nhà cấp IV có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không? Hôm nay, Viện QLXD sẽ giải đáp gúp bạn về vấn đề này, tạo điều kiện cho khách hàng đang quan tâm và có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ hotline 0968.181.518 để được tư vấn 24/7.
Thi công nhà cấp IV có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không?
Như chúng ta đã biết, nhà cấp IV là loại nhà có chi phí xây dựng thấp, kết cấu vững chắc, chịu lực tốt. Nhà có thể được làm bằng gạch hoặc gỗ và có tường bao che bằng gạch hay bằng hàng rào. Mái nhà có thể được làm bằng ngói hoặc tấm lợp vật liệu xi măng tổng hợp, cũng có thể đơn giản là mái được làm bằng tre, nứa, gỗ, rơm rạ.
Ở các khu vực nông thôn nhà cấp IV là loại nhà được xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Vì chi phí xây dựng thấp phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân cũng như về mặt địa lý và nhà cấp 4 có kiến trúc xây dựng đơn giản và ít tốn thời gian xây dựng.
Vậy câu hỏi được đặt ra đối với các doanh nghiệp xây dựng là “thi công nhà cấp 4 có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không?. Câu trả lời là có.
Theo nghị định 100/2018/NĐ-CP và nghị định 15/2021 (có hiệu lực từ ngày 3/3/2021) ra đời có quy định về các hoạt động xây dựng nhà cấp IV và cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho hoạt động này.
Xem thêm: Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
Cục Quản lý xây dựng có hướng dẫn các nhà thầu về vấn đề xin chứng chỉ năng lực xây dựng đối với nhà cấp IV:
“Tổ chức tham gia thi công xây dựng công trình phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Khoản 20 và Khoản 32 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng có hiệu lực thi hành ngày 15/9/2018. Theo đó, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, trường hợp tổ chức tham gia thi công xây dựng đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình có quy mô cấp IV thì phải đáp ứng điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng từ hạng III trở lên”.
Như vậy theo quy định của nghị định cũ thì khi thi công xây dựng nhà cấp IV nhà thầu có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng.
Từ khi nghị định Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực, chứng chỉ năng lực đối với nhà thầu thi công nhà cấp IV được quy định cụ thể hơn.
Điều kiện cấp chứng chỉ đối với nhà thầu thi công nhà cấp IV
Đối với cá nhân
Chứng chỉ năng lực được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập.
Bạn có thể xem chi tiết hơn tại: Dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của Viện QLXD
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
- Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.
- Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
- .Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Như vậy, đối với cá nhân khi hành nghề độc lập không cần xin cấp chứng chỉ hành nghề thi công nhà cấp IV.
Đối với tổ chức
Tổ chức thi công nhà cấp IV có cần xin chứng chỉ năng lực không là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.
Theo quy định của Luật Xây dựng thì Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định bao gồm:
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
Căn cứ nghị định 15/2021 quy định cụ thể về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tại điều 83, Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực:
- Khảo sát xây dựng.
- Lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
Các tổ chức khi tham gia các lĩnh vực xây dựng trên phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 83).
Theo quy định tại Khoản 3 điều 83: Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP khi tham gia các công việc sau:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án.
- Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
- Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.
- Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.
- Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này.
- Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng.
Theo các quy định trên, đối với tổ chức thi công nhà cấp IV cũng không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực.
Dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với nhà thầu thi công nhà cấp IV của Viện QLXD
Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xin cấp chứng chỉ năng lực. Điều này bắt nguồn từ các lí do như:
- Không am hiểu về điều kiện cần và đủ để được cấp chứng chỉ doanh nghiệp.
- Chưa cập nhật nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chưa đánh giá được hạng mục công trình đã thực hiện.
- Chuẩn bị hồ sơ thiếu sót nên bị trả hồ sơ.
- Dùng dịch vụ xin cấp chứng chỉ năng lực công ty không uy tín, thậm chí là cấp chứng chỉ giả dẫn đến nguy cơ bị cấm hoạt động.
Lựa chọn dịch vụ của Viện QLXD sẽ giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề trên chỉ với vài bước đơn giản:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn cụ thể theo thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
- Bước 2: Trao đổi thông tin và hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ công ty theo quy định.
- Bước 3: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền theo nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Bước 4: Bàn giao chứng chỉ sau khi có kết quả được xét duyệt.
Như vậy chỉ với 4 bước thì doanh nghiệp của bạn đã có một chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hợp pháp và có giá trị trên toàn quốc. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí trong thời gian ngắn nhất và hợp pháp! Liên hệ ngay tới Viện QLXD theo hotline 0968.181.518 để được tư vấn chi tiết 24/7 nhé.