Quy định, điều kiện cách thành lập ban quản trị nhà chung cư?

Ban quản trị nhà chung cư là một bộ phận không thể thiếu của mỗi chung cư hiện nay. Việc thành lập một ban quản trị phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đồng thời có chức năng duy trì, điều phối những công việc liên quan đến tòa nhà chung cư, đảm bảo tòa nhà được hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Nội dung bài viết

Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Trước tiên, cần phải hiểu ban quản trị là gì, bao gồm những ai. Theo điều luật nhà ở thì ban quản trị tòa nhà chung cư sẽ được thành lập khi nhà chung cư có số hộ lớn hơn 20. Ban quản trị các căn hộ chung cư sẽ được hoạt động dưới tư cách pháp nhân theo quy định của Hợp tác xã. Trong ban quản trị chung cư sẽ có ít nhất ba thành viên. Mỗi người đảm nhận một chức năng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo duy trì các hoạt động của chung cư được trơn tru và hoàn thiện nhất.

Tìm hiểu ban quản trị nhà chung cư
Tìm hiểu ban quản trị nhà chung cư

Viện Quản Lý Xây Dựng là đơn vị tư vấn, đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án uy tín, chất lượng, nhiều ưu đãi nhất cả nước. Tham khảo ngay!

Quy định thành lập ban quản trị tòa nhà chung cư

Ban quản trị tòa nhà chung cư được thành lập phải tuân thủ một số quy định về ban quản trị nhà chung cư sau:

  • Đối với những tòa nhà chung cư chưa đủ năng lực để tự thành lập được ban quản trị tòa nhà của chính mình sẽ ủy thác cho một đơn vị khác có khả năng tổ chức được ban quản lý để quản lý tòa nhà. Nếu thành lập được ban quản trị thì có thể ký kết hợp đồng để thuê các đơn vị quản lý vận hành tòa nhà chung cư chuyên nghiệp để quản lý.
  • Ban quản trị tòa nhà chung cư phải đảm bảo có đủ những kinh nghiệm, kiến thức trong việc xử lý và giải quyết những vấn đề phát sinh trong tòa nhà. Bên cạnh đó, phải có chuyên môn cao về các lĩnh vực an ninh, phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn, trộm cướp, vệ sinh của tòa nhà.
  • Các thành viên trong ban quản trị phải có trình độ học vấn cao, phù hợp với công việc quản trị tòa nhà chung cư. Ngoài ra, các thành viên phải đảm bảo có những giấy phép và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Khi ký kết hợp đồng với các đơn vị quản lý tòa nhà chung cư bên ngoài thì phải nêu rõ những điều khoản trong hợp đồng. Các điều khoản phải đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, không thể suy luận ra thành nhiều ý. Giá cả và thời hạn thanh toán phải được nêu trong hợp đồng và có sự đồng ý của cả hai bên.
Các thành viên trong ban quản trị phải có kinh nghiệm
Các thành viên trong ban quản trị phải có kinh nghiệm

Điều kiện thành lập ban quản trị nhà chung cư

Tương tự như trong quản lý tòa nhà văn phòng, để thành lập ban quản trị tòa nhà chung cư, phải tuân thủ một số điều kiện sau để việc thành lập được diễn ra thành công tốt đẹp. Các điều kiện cụ thể là:

  • Các thành viên trong ban quản trị phải được các cụm nhà, hội nghị nhà bỏ phiếu kín để bầu chọn.
  • Hội nghị của các chủ sở hữu chung cư được tổ chức với các thành viên là chủ sở hữu của những căn hộ. Hội nghị này được tổ chức khi đã có từ 50% số hộ chung cư được bán và có người sở hữu. Các thành viên trong hội nghị nhà chung cư sẽ là người bỏ phiếu bầu ra những người lãnh đạo và làm việc trong ban quản trị tòa nhà chung cư sau này.
  • Ban quản trị sau khi được bầu ra sẽ đến ủy ban địa phương để đăng ký hoạt động. Bởi vì ban quản trị tòa nhà chung cư cũng có tư các pháp nhân riêng, được nhà nước công nhận và phải chịu một số trách nhiệm và quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
Hội nghị chung cư được tổ chức khi có 50% số hộ được bàn giao
Hội nghị chung cư được tổ chức khi có 50% số hộ được bàn giao

Quy chế hoạt động của ban quản trị nhà chung cư

Ban quản trị tòa nhà chung cư hoạt động dựa trên quy chế ban quản trị nhà chung cư sau đây:

  • Ban quản trị tòa nhà chung cư phải tuân thủ các quy định về thu chi, hạch toán và sổ sách.
  • Ban quản trị tòa nhà chung cư quản lý tòa nhà chung cư bao gồm các căn hộ, các hồ sơ khi bàn giao căn hộ.
  • Ban quản trị tòa nhà chung cư có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản có trong hợp đồng. Chăm sóc khách hàng và xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh.
  • Ban quản trị tòa nhà chung cư phải thường xuyên kiểm tra, thăm dò, giám sát an ninh, trật tự của tòa nhà. Đồng thời thu thập ý kiến từ các hộ chung cư, xem xét
  • Ban quản trị tòa nhà chung cư phải đảm bảo thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ theo  pháp luật về việc phòng cháy chữa cháy của tòa nhà.
  • Ban quản trị tòa nhà chung cư phải thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm để lấy ý kiến của những hộ chung cư về việc đóng góp vào quy chế quản lý.
  • Ban quản lý tòa nhà chung cư tổ chức các hoạt động thể thao, phong trào sống xanh, bảo vệ môi trường, nơi sinh sống để các hộ chung cư tích cực tham gia.
Quy chế quản lý tòa nhà chung cư
Quy chế quản lý tòa nhà chung cư

Đấu thầu qua mạng là gì?” là câu hỏi của rất nhiều người, nhất là những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, liên quan mật thiết tới công tác đấu thầu. Đừng bỏ qua bài viết nếu bạn có chung thắc mắc nhé!

Trên đây là những nội dung cơ bản về việc thành lập ban quản trị nhà chung cư các bạn có thể tham khảo. Việc thành lập ban quản trị của tòa nhà chung cư là một việc làm cần thiết. Ban quản trị sẽ giúp điều tiết và duy trì các hoạt động của tòa nhà được trơn tru và mang lại hiệu quả cao nhất.

0968181518