Giám sát viên có cần Chứng Chỉ Hành Nghề Giám Sát không?

Giám sát viên có cần chứng chỉ hành nghề giám sát không? Đây là câu hỏi được rất nhiều kỹ sư xây dựng, nhà thầu thi công, chủ đầu tư đặt câu hỏi đến Viện Quản Lý Xây Dựng.

Giám sát viên là gì?

Giám sát viên là thuật ngữ dùng để chỉ người chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, đánh giá công việc của những người tham gia công trình. Người đảm nhận vị trí này có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường. Người làm việc tại vị trí này cần tham gia Khóa học tư vấn giám sát để được cấp chứng chỉ theo đúng quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 148 của Luật xây dựng.

Trách nhiệm của các giám sát viên trong tư vấn, giám sát xây dựng công trình được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 18 Quyết định 3173/QĐ-BGTVT năm 2013 về Quy chế tạm thời hoạt động tư vấn giám sát xây dựng công trình trong ngành Giao thông vận tải. Qúy bạn đọc có thể theo dõi nội dung này để hiểu rõ hơn về trách nhiệm, quyền hạn của người đảm nhận vị trí giám sát viên.

[Giải đáp] Giám sát viên có cần chứng chỉ hành nghề giám sát không?

Viện Quản Lý Xây Dựng xin được hướng dẫn trả lời với các điều luật như sau:

Giám sát viên bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng (chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát) khi tham gia giám sát các công trình xây dựng.

Giám sát viên có cần chứng chỉ hành nghề giám sát?
Giám sát viên có cần chứng chỉ hành nghề giám sát?

Bạn đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng? Bạn đang có nhu cầu tham gia lớp học tư vấn giám sát? Vậy thì hãy tham khảo ngay lớp học tư vấn giám sát tại Đà Nẵng của Viện Quản Lý Xây Dựng nhé!

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 148 của Luật xây dựng yêu cầu chứng chỉ hành nghề phù hợp đối với các cá nhân hoạt động xây dựng. Trong đó có lĩnh vực giám sát bao gồm giám sát trưởng và giám sát viên.

“Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng

1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an toàn lao động; giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.”

Như vậy đối chiếu theo quy định trên: người thực hiện công tác giám sát công trình xây dựng ( gọi là tư vấn giám sát bao gồm: giám sát trưởng và giám sát viên) yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với quy mô loại dự án tham gia hoạt động.

Nếu như vị trí giám sát viên yêu cầu người đảm nhận phải có chứng chỉ giám sát xây dựng thì những người hành nghề thiết kế xây dựng lại bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng. Đừng bỏ qua cơ hội tham khảo thêm thông tin trong bài viết nhé!

Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng được phân hạng theo nghị định 100/2018/NĐ-CP. Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng cấp chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 1, Sở xây dựng các tỉnh, thành phố cấp chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 2,3. Chứng chỉ hành nghề giám sát có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Học viên muốn được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng phải đạt yêu cầu sát hạch theo quy định, giám sát viên có cần chứng chỉ hành nghề giám sát.

0968181518