Đấu thầu là công việc đòi hỏi sự chuẩn bị tỉ mỉ từ khâu lên kế hoạch cho tới thực hiện đấu thầu. Các công việc này thương tốn nhiều thời gian cũng như công sức để đảm bảo được kết quả tốt nhất. Vậy nên, hãy cùng Viện Quản Lý Xây Dựng tìm hiểu về câu hỏi Kế hoạch đấu thầu là gì? Cũng như các thông tin liên quan để có được một cái nhìn toàn diện nhất.
Kế hoạch đấu thầu là gì?
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu kế hoạch đấu thầu là gì? Đây được xem là yêu cầu bắt buộc cũng như là những điều kiện tiên quyết để tiến hành các hoạt động đấu thầu. Kế hoạch đấu thầu còn được hiểu là bảng phân chia các công việc liên quan đến đấu thầu các dự án hay dự toán mua sắm.
Bên cạnh đó, kế hoạch đấu thầu phải được thể hiện thật đầy đủ về số lượng, nội dung, trình tự cũng như quy mô chi tiết liên quan đến các gói thầu. Nhờ đó có thể nắm được những bước cần thực hiện liên quan đến các gói thầu.
Để giúp các nhà thầu và chủ đầu tư tra cứu thông tin nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia chính xác, Luật đấu thầu 2013 quy định đơn vị/tổ chức tham gia đấu thầu phải có thông tin trên trang hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đây là yêu cầu bắt buộc và bất cứ nhà thầu nào cũng phải thực hiện.
Các bước cơ bản trong xây dựng kế hoạch đấu thầu
Sau đây là những chia sẻ về các bước cơ bản trong xây dựng kế hoạch đấu thầu, nhờ đó bạn sẽ có được những sự chuẩn bị tốt nhất cho dự án sắp tới.
Bước 1: Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu
Bao gồm các quyết định liên quan đến phê duyệt dự án, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các tài liệu liên quan. Nguồn vốn cũng như các thoả thuận về sử dụng nguồn vốn. Ngoài ra, còn có những văn bản pháp lý liên quan khác
Bước 2: Xây dựng các nội dung liên quan đến kế hoạch
Yêu cầu chung đối với nội dung kế hoạch đấu thầu sẽ bao gồm:
- Tên gói thầu
- Giá gói thầu
- Nguồn vốn đầu tư
- Phương thức đấu thầu được lựa chọn cũng như hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp
- Hình thức hợp đồng đấu thầu: Trọn gói, Đơn giá cố định, Đơn giá điều chỉnh, Theo thời gian.
- Thời gian thực hiện hợp đồng đấu thầu liên quan.
Bước 3: Trình duyệt cũng như thẩm định kế hoạch đấu thầu
Đối với trình duyệt đấu thầu. Văn bản trình duyệt đấu thầu sẽ bao gồm: Công việc đã thực hiện, công việc không đấu thầu, công việc thuộc kế hoạch đấu thầu cũng như công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu. Tất cả sẽ đi kèm với nội dung và giá trị cùng với đó là những tài liệu theo tờ trình.
Đối với việc thẩm định kế hoạch đấu thầu. Đây là công việc liên quan tới kiểm tra đầy đủ thông tin và đánh giá kế hoạch đấu thầu. Việc thẩm định sẽ được thực hiện trực tiếp bởi nhà đầu tư hoặc thông qua những chuyên gia thẩm định hàng đầu. Sau đó, sẽ lập báo cáo đầy đủ về việc thẩm định và nộp lên cho chủ đầu tư hoặc bên liên quan tới việc thành lập dự án.
“Đấu thầu trực tiếp là gì?” là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Nếu chưa có lời giải đáp cho câu hỏi này, đừng quên tham khảo bài viết của chúng tôi nhé!
Bước 4: Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Bước cuối cùng đó chính là việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Đối với bước này việc duyệt kế hoạch sẽ được dựa trên những thẩm định liên quan trước đó. Sau khi được xác định và đồng ý thì chủ đầu tư cũng chính là người sẽ duyệt kế hoạch đấu thầu.
Tư vấn đấu thầu là gì?
Một vấn đề nữa bạn cần quan tâm bên cạnh kế hoạch đấu thầu đó là tư vấn đấu thầu. Vậy Tư vấn đấu thầu là gì? Được xem là một tổ chức chuyên nghiệp với kỹ năng và chuyên môn để thực hiện các hoạt động liên quan đến tư vấn đấu thầu.
Những người làm việc liên quan đến tư vấn đấu thầu thường có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao. Đồng thời quy trình quản lý và giám sát công việc được thực hiện chặt chẽ. Các đội ngũ chuyên gia sẽ chịu trách nhiệm cụ thể cho từng công việc. Dưới đây là trách nhiệm chính của tư vấn đấu thầu:
- Thành lập các tổ chức chuyên gia để làm các công việc liên quan tới đấu thầu
- Tổ chức và chuẩn bị lựa chọn nhà thầu. Đồng thời đánh giá hồ sơ dự thầu
- Đảm bảo được tính trung thực, khách quan và làm việc hiệu quả trong suốt thời gian đấu thầu
- Trình duyệt các kết quả liên quan đến danh sách nhà thầu cũng như việc lựa chọn nhà thầu phù hợp
- Thương thảo và hoàn thiện các hợp đồng liên quan đến dự án đấu thầu
- Đảm bảo về tính bảo mật của các tài liệu liên quan đến hồ sơ cũng như dự án đấu thầu
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Cùng với đó là trách nhiệm trước pháp luật cũng như chủ đầu tư về việc lựa chọn nhà thầu.
- Bồi thường các thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu lỗi gây ra thuộc về các cá nhân và tổ chức tư vấn đấu thầu.
Hoạt động đấu thầu rất đa dạng, bất cứ lĩnh vực nào cũng có hoạt động đấu thầu. Vậy cụ thể đấu thầu xây dựng là gì? Vai trò, ý nghĩa của hoạt động này như thế nào?
Với những chia sẻ trên đây liên quan tới Kế hoạch đấu thầu là gì? Chắc hẳn bạn sẽ có được những giải thích thỏa đáng liên quan. Nhờ đó, có thể nắm được những yếu tố then chốt về kế hoạch đấu thầu cũng như các thông tin công việc cần thiết. Chắc chắn, những thông tin đó sẽ hỗ trợ tốt trong công tác chuẩn bị cũng như các công việc cần được thực hiện liên quan tới dự án đấu thầu. Chúc bạn luôn thành công.