Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất 2024

Bạn đã biết thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất 2023 có gì khác không? Một trong những chứng chỉ hành nghề không thể thiếu khi tham gia các hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng Viện QLXD tìm hiểu chi tiết về thủ tục cấp chứng chỉ mới nhất trong bài viết dưới đây hoặc liên hệ hotline 0968.181.518 để được tư vấn chi tiết.

Đối tượng phải xin chứng chỉ hành nghề xây dựng

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng, Chủ nhiệm khảo sát xây dựng,… và một số chức danh khác khi hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Cho thấy đây là một chứng chỉ quan trọng, để được cấp chứng này các cá nhân cần đáp ứng điều kiện, thi sát hạch, chuẩn bị và nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Trường hợp phải xin chứng chỉ hành nghề

Đối tượng phải xin chứng chỉ hành nghề xây dựng được quy định tại khoản 3 điều 148 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung 2021)

“ Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm:

  • Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
  • Chủ nhiệm khảo sát xây dựng.
  • Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
  • Tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thu Tuc Cap Chung Chi Hanh Nghe Xay Dung

Trường hợp không phải xin cấp chứng chỉ hành nghề

Theo quy định mới nhất tại khoản 3 điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, có 3 trường hợp mà cá nhân khi thực hiện các hoạt động xây dựng cũng không phải xin chứng chỉ hành nghề xây dựng, cụ thể là các hoạt động:

  • Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.
  • Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.
  • Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

Lưu ý về các đối tượng xin cấp chứng chỉ

  • Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định.
  • Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề.
  • Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ

  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I.
  • Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.
  • Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận theo quy định pháp luật này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

Điều kiện của cá nhân xin cấp chứng chỉ

Điều kiện chung

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện chuyên môn phù hợp

Đối với từng lĩnh vực hoạt động, cá nhân xin cấp chứng chỉ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể riêng biệt.

Ví dụ: Đối với hoạt động thiết kế xây dựng:

– Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

– Thiết kế cơ – điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

– Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.

(Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện chuyên môn đối với từng lĩnh vực hoạt động, vui lòng liên hệ Hotline 0902.951.568.

Email: vienquanlyxaydungvn@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ.

Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng mới nhất 2024

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV 

(2) Chuẩn bị 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng

(3) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.

(4) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. (Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai)

(5) Đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài thì cần chuẩn bị Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

(6) Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Lưu ý

– Các tài liệu theo quy định tại thứ tự 3, 4, 5 phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

– Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ gửi 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh tới cơ quan có thẩm quyền (thẩm quyền theo hướng dẫn trên).

Hình thức nộp hồ sơ:

– Nộp trực tuyến (nếu có)

– Nộp qua đường bưu điện

– Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, xử lý yêu cầu và cấp giấy phép

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;

Bước 4: Nộp lệ phí

Cá nhân nộp lệ phí nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

Lệ phí: 300.000 nghìn đồng/chứng chỉ. (Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC)

Lưu ý về thời hạn giấy phép:

Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

Trên đây là tư vấn của Viện QLXD về Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng năm 2024. Nếu còn thắc mắc trong quá trình xin chứng chỉ hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ trọn gói xin chứng chỉ quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline: 0902.951.568. Email: vienquanlyxaydungvn@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá tốt nhất.

0968181518